Cao Đẳng Nấu Ăn Hà Nội

7 Kỹ Năng Cần Học Của Một Đầu Bếp Chuyên Nghiệp

Học nấu ăn ngày càng thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các bạn trẻ, cơ hội việc làm của ngành nấu ăn rất nhiều cùng với mức lương vô cùng hấp dẫn là hai trong số rất nhiều những thuận lợi mà nghề này đem đến cho các bạn.

Tuy nhiên, học nấu ăn không phải đơn thuần chỉ là các bạn học cách nấu món ăn, đó là công việc chính của một đầu bếp nhưng không phải là tất cả. Có rất nhiều những công việc khác nhau mà một người học Cao đẳng nấu ăn phải quan tâm như chất lượng thực phẩm, chi phí, sắp xếp công đoạn….

1. Học cách kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm

Đây là công đoạn đầu tiên mà một người học nấu ăn phải học. Nguyên liệu đầu vào đóng vai trò cực kỳ quan trọng đến chất lượng của các món ăn mà bạn dự định chế biến.

Việc kiểm tra nguyên liệu bao gồm các phẩn việc nhỏ sau:

Đây là công việc hàng ngày và đầu tiên trong mỗi ngày làm việc của mọi đầu bếp vì vậy cũng không lạ gì khi trong những bản mô tả công việc đầu bếp tại mọi nhà hàng, yêu cầu đầu tiên của một đầu bếp là kiểm tra nguyên liệu, thực phẩm chứ không phải là khả năng nấu món ăn.

2. Học cách chế biến các món ăn

Đây là môn học chính của nghề này và cũng là quan trọng nhất. Tùy từng vào trung tâm hay nhu cầu của các bạn mà sẽ chia ra theo trường phái như món Á, món Âu, món Trung Hoa hoặc phân chia theo chuyên đề như món bánh, món cá, món nướng…

Các bạn có thể học chuyên sâu từng trường phái món ăn theo sở thích và năng lực của mình hoặc theo học tất cả. Thực tế một người mới học cách chế biến món ăn thì các bạn nên chọn cho mình một loại món đặc trưng nhất để chuyên tâm theo học, sau đó mới dần dần học thêm cách nấu các món khác.

3. Học cách sắp xếp công việc

Học cách sắp xếp công việc, trình tự nấu món ăn cũng là một trong những điều quan trong mà các bạn phải học.

Khi làm việc trong các hàng, quán ăn các bạn không phải chỉ nấu một món ăn mà phải liên tục nấu nhiều món khác nhau. Mội món ăn có những công đoạn và thời gian hoàn thành khác nhau. Vậy sắp xếp quy trình nấu ăn như thế nào một cách hợp lý để vẫn đảm bảo chất lượng món ăn, lại đẩy nhanh thời gian hoàn thành công việc là một trong những điều quan trọng các bạn cần phải biết.

4. Học cách vệ sinh, an toàn thực phẩm trong bếp

Nhà bếp là một trong những khu vực dễ bị mất vệ sinh nhất trong bất kỳ một nhà hàng hay quán ăn nào. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh khu vực nhà bếp là điều mà bất kỳ một đầu bếp nào cũng phải quan tâm.

Đó là chưa kể tại những nhà hàng, khách sạn khu vực nhà bếp luôn được các cơ quan chức năng kiểm tra kỹ lưỡng. Chỉ cần bị đánh giá là thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm thì nguy cơ nhà hàng bị phạt hoặc mất giấy phép kinh doanh là rất lớn.

5. Học cách quản lý chi phí

Để nấu một món ăn sao cho ngon miệng nhưng với chi phí hợp lý nhất là một trong những yêu cầu hàng đầu đối với mọi đầu bếp dù bạn có làm ở đâu chăng nữa.

Học cách mua nguyên vật liệu chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đủ số lượng, đủ chủng loại là một công việc không dễ đối với những bạn mới theo học nấu ăn.

6. Học cách trình bày món ăn

Một món ăn ngon, đạt tiêu chuẩn không chỉ ngon miệng mà còn phải đẹp về hình thức trình bày. Người học nấu ăn cũng giống như một nghệ sĩ trong việc phải làm sao để món ăn của mình được trình bày thật đẹp mắt. Học cách trình bày món ăn là một trong những phần rất quan trọng của nghề đầu bếp.

7. Học cách lên thực đơn

Trong từng bữa ăn, người đầu bếp phải biết cách lên danh sách các thực đơn để đảm bảo yếu tố hài hòa và ngon miệng cho người thưởng thức.

Mỗi món ăn đều có giá trị riêng, có món tráng miệng, món chính, món phụ.. Vì vậy các bạn sẽ cần học cách lên trình tự các món ăn một cách phù hợp nhất để thực khách nếm được trọn vẹn hương vị của từng món ăn.

Exit mobile version