Home Tin Tức Bật mí những tiêu chuẩn và nguyên lý thiết kế bếp nhà hàng

Bật mí những tiêu chuẩn và nguyên lý thiết kế bếp nhà hàng

0
996

Không giống với những căn bếp trong gia đình có thể thoải mái thiết kế theo sở thích của chủ nhà, những căn bếp trong các nhà hàng khách sạn luôn phải thiết kế rất tỉnh tế thứ nhất là để tạo cảm hứng nấu ăn cho các đầu bếp, thứ hai là để căn bếp trở nên thu hút hơn vì nó là một bộ phận gần như là quan trọng nhất của nhà hàng khách sạn. 

Đã bao giờ bạn tự hỏi làm cách nào họ trang trí được đẹp như vậy hay không,  hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những tiêu chuẩn và nguyên lý thiết kế bếp nhà hàng, khách sạn nhé.

Thứ nhất,  khu bếp của nhà hàng được thiết kế theo quy tắc một chiều

Theo cách thiết kế này thì không gian bếp phải có các khu vực chính được sắp xếp theo thứ tự và phù hợp với từng chức năng nhất định cũng như phải được trang bị các dụng cụ, công cụ để hỗ trợ quá trình chế biến món ăn. Cách sắp xếp này vừa đảm bảo tính tiện lợi từ khâu sơ chế đến khâu chế biến món ăn, vừa giúp thực phẩm không bị chồng chéo lên nhau gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khu bếp sẽ được chia thành các khu nhỏ sau:

– Khu tiếp nhận nguyên liệu

Khu vực này có chứa các thiết bị như: giá kệ inox, chậu rửa inox… Có chức năng tiếp nhận những nguyên liệu để thực hiện nấu nướng.

– Khu sơ chế thực phẩm

Ở khu vực này, sau khi tiếp nhận nguyên liệu, bộ phận Bếp sẽ tiến hành sơ chế một số nguyên liệu như rau củ, thịt, cá… Bởi vậy, khu vực này cần có các thiết bị như: dao, thớt, chậu, giá kệ, giá treo,bàn…

– Khu nấu tẩm ướp

Thực phẩm sau khi được sơ chế sẽ đem đi tẩm ướp theo đặc trưng của từng món ăn. Các thiết bị không thể thiếu ở đây là tủ đông,  bàn lạnh, khu dự trữ thực phẩm…

– Khu nấu nướng

Khu vực này cần có các thiết bị chính như: các loại bếp để nấu,  hầm, rán; bàn và giá inox để đặt đồ ăn sau khi chế biến; thiết bị giữ nóng, dụng cụ đựng gia vị,  thiết bị hút khói để giúp căn bếp luôn được thông thoáng,  đảm bảo vệ sinh…

Khu phân chia thực phẩm

Để nhân viên phục vụ có thể đem món ăn đến cho thực khách thì không thể thiếu khu vực này.  Ở đây,  thức ăn sẽ được phận chia thành nhiều phần cho nhiều người khác nhau để phục vụ khách.

– Khu vệ sinh

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì không thể bỏ qua khu vực này.  Ở đây luôn phải có các chất tẩy rửa,  dụng cụ rửa hoặc máy rửa chén bát để rửa bát, đĩa,  xoong, nồi, chảo…bị bẩn. Bên cạnh đó,  đây cũng là nơi chứa đựng những dụng cụ sạch để đưa vào quy trình chế biến tiếp theo.

Thứ hai là ánh sáng khu bếp

Một tiêu chuẩn không thể thiếu khi thiết kế khu bếp là tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên và lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp. Với đặc thù của căn Bếp thì nguồn ánh sáng trắng là phù hợp nhất vì nó không chỉ thuận tiện cho việc chế biến thức ăn mà còn giúp không gian của khu bếp trở nên hài hòa hơn, mang tính thẩm mỹ cao hơn.

Thứ ba là hệ thống dẫn gas

Việc lắp đặt hệ thống dẫn gas an toàn theo tiêu chuẩn thiết kế của căn bếp công nghiệp là vô cùng quan trọng vì nó sẽ đảm bảo sự an toàn cho khu bếp cũng như của toàn nhà hàng khách sạn. Đồng thời, nhà hàng cũng cần phải bố trí nhân viên kiểm tra hệ thống gas định kỳ để chắc chắn không có sự cố gì xảy ra.

Thứ tư là hệ thống thông gió

Trong quá trình chế biến thức ăn nhiệt lượng sản sinh cùng mùi thức ăn sẽ khiến nhà bếp có mùi rất khó chịu. Vì thế, trong căn bếp nhà hàng cần phải trang bị đầy đủ hệ thống thông gió như: máy hút khói, máy khử mùi phù hợp với không gian bếp và mang hiệu quả tốt nhất.

Bạn muốn mở nhà hàng hoặc bạn luôn tò mò cách bố trí thiết kế khu bếp của nhà hàng khách sạn thì chúng tôi mong muốn rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Xem thêm bài viết

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật sơ chế nguyên liệu đúng chuẩn đầu bếp

Để món ăn thêm thơm ngon và hấp dẫn thì chắc chắn không thể bỏ qua bước sơ chế nguyên liệu…