Cao Đẳng Nấu Ăn Hà Nội

Kinh nghiệm chọn ngành nghề phù hợp

Trong thời điểm hiện tại, chọn ngành nghề sao cho phù hợp với định hướng tương lai và niềm đam mê là nỗi trăn trở của mọi thí sinh và phụ huynh tham dự kì thi THPT. Chọn trường sao cho đúng, chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân, cần phải cân nhắc yếu tố gì thì hợp lí là những câu hỏi chúng ta tự vấn hàng ngày.

Chúng tôi gửi tới bạn đọc 5 quy tắc chọn ngành, chọn nghề nhằm giúp các sĩ tử 12 có được những quyết định tốt nhất:

1. Chọn ngành trước khi chọn trường

Trong quá trình chọn nguyện vọng thi đại học – cao đẳng, một số học sinh thường có xu hướng chọn trường trước, sau đó mới chọn ngành. Điều này dễ dàng dẫn đến hiện trạng nhiều bạn cảm thấy ngành mình học không phù hợp và đứng giữa quyết định khó nhằn ở giai đoạn năm hai, năm ba: bỏ ngang ngành mình đang học để bắt đầu lại hay gắng gượng vì nuối tiếc công sức phấn đấu suốt một thời gian dài.

     Vì vậy, việc chọn ngành nên được ưu tiên thực hiện trước khi chọn trường để hạn chế những rủi ro trong tương lai. Khi chọn ngành, bên cạnh sở thích, đam mê, học sinh nên cân nhắc các yếu tố về khả năng, sở thích cùng triển vọng của ngành nghề đó trong vòng 5 năm tới. Bên cạnh đó, chỉ nên chọn ngành nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân. Hãy suy xét con đường sự nghiệp bạn sẽ gắn bó trong tương lai

2. Không nên chọn ngành học theo hiệu ứng đám đông

Các bạn thí sinh THPT thường hay chọn ngành nghề theo nhóm bạn, khi thấy bạn mình chọn theo học ngành nào, thường có xu hướng chọn theo. Cách đây nhiều năm, ngành Quản trị kinh doanh là một ngành thu hút rất nhiều thí sinh đăng kí, nhưng khi học tập một thời gian. Nhiều bạn thí sinh thấy không phù hợp và cảm thấy chán nản. Để giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc, bạn nên trả lời câu hỏi sau: Sau khi ra trường, mình sẽ làm những công việc gì ? Tại sao ngành nghề đó lại hot ? Khi trả lời được như câu hỏi đó, thì bạn sẽ tìm được hướng đi cho mình.

3. Chỉ nên chọn ngành nghề mà bản thân có khả năng đáp ứng

Bạn nên tự nhận định về năng lực và khả năng của bản thân mình như:

Khi đã chọn được ngành phù hợp, hãy thật cẩn thận trong việc chọn ngôi trường để “chọn mặt gửi vàng”. Bạn nên chọn trường có thế mạnh và kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực mà mình đã chọn.

Ví dụ trường Kinh tế sẽ đào tạo những khối ngành thuộc về kinh tế như tài chính, kế toán, kiểm toán…từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho bản thân.

5. Môi trường học tập cởi mở, giảng viên tận tình

 Việc chọn trường đại học – cao đẳng không nên chỉ dừng ở chất lượng đào tạo hay điểm chuẩn. Để một sinh viên học tập hiệu quả trong suốt 4 năm đại học, môi trường học tập thoải mái, dễ chịu cũng là một tiêu chí quan trọng. Ngoài môi trường học tập, giảng viên tận tình và nhiệt tình cũng là yếu tố then chốt trong việc chọn ngành nghề và trường học.

Exit mobile version