Home Hướng Nghiệp Các vị trí, cấp bậc trong gian bếp nhà hàng khách sạn

Các vị trí, cấp bậc trong gian bếp nhà hàng khách sạn

0
3,473

Một nhà hàng muốn nổi tiếng cần phải có những đầu bếp tài năng. Họ chính là linh hồn là trái tim của nhà hàng. Vậy bạn có bao giờ tò mò, trong gian bếp của các nhà hàng khách sạn, ngoài bếp trưởng ra thì còn những vị trí nào nữa không?

Để có thể phục vụ lên bàn ăn cho khách hàng những món ăn đẳng cấp nhất, đẹp mắt nhất, ngon miệng nhất thì ngoài đầu bếp chính ra là cả một hệ thống phục vụ khác bao gồm các vị trí như phụ bếp, bếp phó, trưởng ca,…

Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn vai trò vị trí, tầm quan trọng của từng vị trí trong gian bếp nhà hàng nhé!

Tổng bếp trưởng/ Bếp trưởng điều hành (Excutive Chef)

Công việc chủ yếu của bếp trưởng điều hành là quản lý bếp của một hoặc nhiều nhà hàng trong hệ thống. Ngoài ra họ còn phải lên thực đơn, sáng tạo những món mới, liên hệ nhà cung cấp, kiểm soát chi phí,…Để lên được vị trí này chắc chắn họ phải kinh qua rất nhiều vị trí khổ ải và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm.

Ở 1 số nơi vị trí bếp trưởng điều hành đôi lúc vẫn có thể nhập nhằng với bếp trưởng. Tức là họ vẫn phải tham gia vào giám sát nấu nướng và nhiều công việc khác,…

Bếp trưởng bộ phận (Head Chef)

Bếp trưởng bộ phận là người phải chịu trách nhiệm cho 1 khu bếp trong 1 nhà hàng. Trong những trường hợp bếp trưởng điều hành vắng mặt thì bếp trưởng bộ phận có thể thay thế vị trí để quán xuyến công việc. Công việc của 1 bếp trưởng bộ phận khá áp lực. Họ phải là người có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng. Thông thường 1 bếp trưởng bộ phận vừa phải giám sát việc nấu nướng vừa phải lên danh sách đặt hàng, quản lí nhân viên, tuyển dụng, huấn luyện nhân viên mới, chịu trách nhiệm các vấn đề vệ sinh.

Bếp phó (Sous Chef)

Bếp phó là người có khả năng làm các công việc như bếp trưởng điều hành và bếp trưởng bộ phận. Trong những trường hợp những người này vắng mặt, thì bếp phó có thể thay thế để điều hành và bố trí công việc. Còn bình thường bếp phó chịu trách nhiệm thực hiện các việc hành chính giấy tờ, giao việc cho đầu bếp cấp dưới, lên kế hoạch và hướng dẫn chuẩn bị thực phẩm trong bếp, hỗ trợ bếp trưởng, quản lí nhân viên theo chỉ đạo từ bếp trưởng.

Bếp trưởng bếp bánh (Pastry Chef)

Công việc chủ yếu của vị trí này là làm bánh mì, trang trí và sáng tạo món tráng miệng, quản lí các đầu bếp trẻ trong nhóm phụ trách, là đầu mối làm việc trực tiếp với tổng bếp trưởng khi lên thực đơn mới, viết công thức cho các loại bánh và kem tráng miệng mới. Chính vì vậy 1 bếp trưởng bếp bánh luôn đòi hỏi bạn phải thật sáng tạo, khéo léo, tỉ mẩn để có thể đảm bảo được khối lượng công việc.

Trưởng ca bếp (Chef de Partie)

Trưởng ca bếp có nhiệm vụ giám sát khu vực được giao, chuyên về thực hiện món thịt, cá hoặc rau. Trong một vài trường hợp họ có thể thay thế vị trí của bếp trưởng và bếp phó. Ngoài ra họ phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động, giám sát khu vực bếp và xử lý thực phẩm thừa,…

Phụ bếp (Commis)

Phụ bếp là 1 công việc vô cùng vất vả đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo. Một 1 ngày của phụ bếp thường phải xử lí các đơn hàng nhập kho; sơ chế nguyên liệu cho các đầu bếp cấp cao hơn; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh; đong đếm chia phần khi lên món; đo lường nguyên liệu thành phần.

Xem thêm bài viết

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật sơ chế nguyên liệu đúng chuẩn đầu bếp

Để món ăn thêm thơm ngon và hấp dẫn thì chắc chắn không thể bỏ qua bước sơ chế nguyên liệu…