Home Hướng Nghiệp Điều kiện làm việc và cơ hội của nghề đầu bếp ở Việt Nam

Điều kiện làm việc và cơ hội của nghề đầu bếp ở Việt Nam

0
1,309

Đầu bếp là một trong những nghề cần có sức khoẻ tốt, cùng với đó là sự đòi hỏi cao về chất lượng lẫn số lượng. Ngành du lịch khách sạn phát triển kéo theo sự gia tăng về nhu cầu cá nhân của con người, trong đó có nhu cầu ăn uống. Từ đó mở ra cơ hội phát triển cho nghề đầu bếp.

1. Tình yêu với nghề là yếu tố quan trọng để trở thành đầu bếp giỏi

Nghề đầu bếp không chỉ đòi hỏi cao sức khỏe, sự khéo léo, tính kiên nhẫn, có trình độ chuyên môn và am hiểu về ẩm thực, nhưng quan trọng nhất là tình yêu và sự đam mê với nghề. Khi có tình yêu với về bạ mới có quyết tâm theo đuổi và vượt qua những gian nan, thử thách khi chập chững bước vào nghề.

Để trở thành đầu bếp giỏi thông thường bạn phải bắt đầu từ những việc đơn giản như: rửa chén bát, sơ chế nguyên liệu rồi đến phụ bếp, nhân viên bếp, bếp chính, bếp trưởng…. Nếu không đủ nghị lực, sự quyết tâm và tình yêu to lớn với nghề thì rất dễ từ bỏ từ những năm đầu tiên vì không chịu nổi áp lực.

dau-bep

2. Điều kiện làm việc của nghề đầu bếp tại Việt Nam.

Do tính chất công việc, nghề đầu bếp đòi hỏi bạn thường xuyên phải tăng ca, đi sớm về muộn. Nhất là những ngày cuối tuần, dịp lễ Tết phải làm việc với cường độ và áp lực cao…Hơn nữa, do thường xuyên tiếp xúc với khói, lửa, mùi thực phẩm và nhiệt độ cao không ít đầu bếp trẻ phải bỏ nghề vì không chịu được áp lực.

Hiện nay, việc theo học tại các trung tâm & trường đào tạo nghề Cao Đẳng Nấu Ăn trong thời gian 2,5 -3 năm là sự lựa chọn đúng đắn của nhiều người. Bởi vì, tại đây họ được đào tạo bài bản, chuyên sâu từ lý thuyết đến thực hành, được trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức để trở thành một đầu bếp giỏi. Giúp rút ngắn con đường tới thành công.

Tại các nhà hàng, khách sạn hay cơ sở kinh doanh ăn uống trên cả nước bộ phận bếp luôn được ưu tiên hàng đầu. Tại đây, các trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến món ăn được cung cấp đầy đủ và rất tiện nghi. Trong tương lai, đầu bếp là một trong những nghề có triển vọng phát triển cực kì cao.

cao đẳng nấu ăn

3. Cơ hội phát triển cho nghề đầu bếp ở Việt Nam

Càng ngày nhu cầu hưởng thụ của con người càng tăng cao. Với sự phát triển không ngừng của ngành du lịch, các hệ thống khách sạn – nhà hàng liên tục mở ra thì nhu cầu nhân sự đầu bếp chưa bao giờ là đủ. Tuy nhiên, số lượng đầu bếp giỏi, được đào tạo bài bản đáp ứng yêu cầu chuyên môn của nhà tuyển dụng vẫn còn thiếu. Để trở thành một đầu bếp giỏi ngoài chuyên môn tốt bạn cần trang bị cho mình những yếu tố căn bản cho nghề như: Ngoại ngữ, óc sáng tạo và tính thẩm mỹ cao, kỹ năng làm việc nhóm…điểm đặc biệt không thể thiếu là sức khỏe dẻo dai, sự quyết tâm và ý chí cầu tiến.

Các đầu bếp giỏi có thể làm việc tại rất nhiều nơi như: khách sạn, nhà hàng, câu lạc bộ, các cơ quan, đơn vị…Bên cạnh đó, có thể tham gia giao lưu văn hóa ẩm thực với địa phương, các quốc gia khác trên thế giới, tham gia vào các cuộc thi, các hội nghị, triễn lãm về ẩm thực để quảng bá ẩm thực Việt Nam.

Điểm đáng lưu ý hiện nay là hầu hết các đầu bếp chính trong các khách sạn, nhà hàng lớn (từ 4 sao trở lên) đa số đều là người nước ngoài. Thực trạng này cho thấy, một bộ phận các đầu bếp Việt chưa thực sự đáp ứng được trình độ chuyên môn, tay nghề cũng như sự nhạy bén, tính độc lập, sáng tạo trong môi trường làm việc hội nhập quốc tế. Do đó, các đầu bếp ở Việt Nam cần nhận thức và rèn luyện nhiều hơn nữa để nâng cao tay nghề và khẳng định khả năng trên trường quốc tế.

Mức lương hiện nay của nghề đầu bếp tại Việt Nam không hề thấp chút nào. Phụ bếp từ 4-8 triệu/tháng, bếp chính 5-10triệu/tháng, bếp trưởng 10-30 triệu/tháng chưa kể tăng ca, thưởng lễ tết và các chế độ đãi ngộ khác…Đặc biệt, nếu có điều kiện và sự đam mê về ẩm thực, bạn hoàn toàn có thể tự mở cho mình một cơ sở ăn uống.

Xem thêm bài viết

Có thể bạn quan tâm

5 lưu ý khi chọn trường Cao đẳng nấu ăn tại Hà Nội 2024

Phương pháp dạy học lấy người học làm trọng tâm đang trở thành xu hướng mới hiện nay. Thí …