Home Tin Tức Kiến thức giúp đảm bảo an toàn & vệ sinh khu vực quầy bếp.

Kiến thức giúp đảm bảo an toàn & vệ sinh khu vực quầy bếp.

0
497

Công việc của người đầu bếp không chỉ đơn thuần là chế biến món ăn, hiểu quy trình và hoàn thành thành món ăn một cách ngon nhất. Bên cạnh đó là vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động trong khi chế biến.

Các lưu ý giúp đảm bảo vệ sinh, an toàn trong khu bếp.

Ngoài khu bếp nấu luôn cần vệ sinh thật sạch sẽ thì hệ thống tủ bếp, khu vực để dao, đồ chế biến hay bàn bếp, chậu rửa inox cũng là các khu vực cần thiết mà chúng ta cần chú ý. Bởi vì, đây là những nơi mà đầu bếp thường xuyên sử dụng như cắt thái, trang trí, rửa sạch thự phẩm… Các khu vực này nếu không chú ý rất dễ gây thương tích bởi đồ sắc nhọn. Đường ống cấp thoát nước không lưu thông, vướng rác thải, dầu thừa không sử lý kịp thời dẫn đến việc bốc mùi, vi khuẩn dễ xâm nhập không đảm bảo vệ sinh. Để đảm bảo được không gian luôn trong lành và khô ráo chúng ta cần lưu ý các điểm sau:

khu bếp

– Khi vệ sinh tủ bếp, bàn bếp nên vệ sinh bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho từng bề mặt dụng cụ. Ngoài các chất tẩy rửa chuyên dùng có thể sử dụng các vật phẩm tự nhiên như giấm, chanh… để vệ sinh giúp mang lại hương thơm thiên nhiên trong không gian bếp. Nên sử dụng khăn mềm và đồ chuyên dụng để vệ sinh, tránh dùng vật sắc nhọn vì dễ làm hỏng bề mặt dụng cụ.
– Khu vực chậu rửa là nơi tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm, cũng như các loại chén, bát đĩa… để phục vụ các thực khách. Do đó, cần phân loại ra các khu vực bồn rửa riêng, hoặc luôn vệ sinh sạch sẽ chậu rửa sau khi dùng.
– Với hệ thống cấp thoát nước cần đảm bảo rằng việc xả và thoát hết nước sau mỗi lần chế biến. Luôn để ý việc xử lý ngay rác thừa, đồ thừa sau mỗi thao tác xử lý thực phẩm ở khu vực này và khi chuẩn bị hết ca làm.

Lưu ý ở khu vực đặt các thiết bị dùng điện trong nấu ăn.

Đây không chỉ là khu vực quan trọng mà còn được nhiều đầu bếp rất yêu thích bởi tính năng nhanh gọn của việc sử dụng máy móc. Tuy nhiên, khi dùng các thiết bị hiện đại chúng ta càng phải chú trọng đảm bảo an toàn hơn.

bếp nướng

– Với lò nướng, lò vi sóng nên đặt ở nơi sạch sẽ, khô ráo, không đặt ở các nơi ẩm thấp, dễ bắt lửa và nguồn điện không an toàn. Khi nướng cần cho vào lò khay đựng thực phẩm chuyên dụng để tránh cháy nổ hoặc tạo ra các chất độc hại ảnh hưởng tới món ăn. Khi lấy thực phẩm trong lò cần sử dụng đồ bảo hộ như bao tay và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

– Với máy rửa, máy sấy các dụng cụ nấu ăn: Cần thực hiện đúng hướng dẫn để máy tiến hành hoạt động thuận lợi trong quá trình rửa và sấy. Lưu ý, không cho vào máy quá lượng thực phẩm theo yêu cầu và chọn chức năng phù hợp. Người sử dụng nên cẩn thận việc mở và lấy thực phẩm tránh việc sảy ra các tai nạn không đáng có.

– Với tủ lạnh, tủ đông chuyên dụng: Đây là thiết bị có công suất hoạt động tương đối lớn, do đó không nên cắm tủ chung đường dây với các thiết bị điện khác vì dễ cháy nổ. Tủ lạnh và tủ đông là nơi dễ sản sinh ra vi khuẩn không có lợi cho thực phẩm và sức khỏe. Do đó, cần được vệ sinh tủ thường xuyên để ngăn chặn nguy cơ sinh sôi và phát triển vi khuẩn. Cần phân loại thực phẩm và bảo quản trong tủ đúng cách.

Xem thêm bài viết

Có thể bạn quan tâm

Đào Tạo Nấu Ăn Sơ Cấp – Cấp Chứng Chỉ Nghề Nấu Ăn

Nghề đầu bếp – nghề nấu ăn là một trong 12 nghề đang “Hot” và không bao …