Quản lý nhà hàng là một nghề nghiệp danh giá và có mức thu nhập cao. Vậy làm thế nào để trở thành một quản lí “đa zi năng”, được mọi người đánh giá cao.
Quản lý nhà hàng làm những gì?
Một số những công việc chung mà tất cả các quản lý nhà hàng đều phải chịu trách nhiệm như:
- Quản lý toàn bộ nhân viên của nhà hàng, điều phối và sắp xếp công việc cho từng bộ phận.
- Phân tích và lập kế hoạch quảng bá, tổ chức các sự kiện Marketing và kế hoạch quảng cáo phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của nhà hàng ngày càng phát triển
- Lập báo cáo chi tiết theo ngày, tháng, quý, năm về tình hình kinh doanh, nhân viên nhà hàng và doanh thu.
- Lập ngân sách cho bộ phận Sales, mua hàng và phát triển nhân sự.
- Thiết lập các lịch trình điều phối và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng.
- Tiếp nhận và giải quyết phàn nàn từ khách hàng về chất lượng dịch vụ và các món ăn được phục vụ tại nhà hàng.
- Gặp gỡ, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Thu nhận và bố trí các đơn đặt bàn từ trước.
- Tuyển dụng, đào tạo và thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên.
- Duy trì và đảm bảo các tiêu chí về sức khỏe cũng như an toàn thực phẩm đối với các món ăn của nhà hàng.
Cách để trở thành quản lý nhà hàng giỏi
Phục vụ nhân viên cấp dưới
Nghe có vẻ kì lạ nhưng một người quản lý nhà hàng giỏi là người biết phục vụ nhân viên của mình. Như vậy họ sẽ phục vụ lại bạn tốt hơn nhiều những gì bạn cho đi.
Chỉ khi bản quan tới tới nhân viên thì bạn mới nhận lại được sự yêu quý và chân thành.
Quản lý nhà hàng không dùng lý thuyết suông
Điều này có nghĩa là bạn phải làm gương cho các nhân viên khác. Bạn không thể lúc nào cũng thúc giục, nghiêm khắc với nhân viên nhưng bản thân lại cẩu thả, lười biếng được.
Luôn hạn chế gia tăng quyền lực
Gia tăng quyền lực cũng đồng nghĩa với việc gia tăng khoảng cách với nhân viên cấp dưới. Điều này dễ dẫn tới những hậu quả khôn lường. Một nhà quản lý giỏi sẽ biết cách để phối hợp ăn ý với đội ngũ của mình hơn là việc chỉ tay 5 ngón để ra lệnh.
Luôn trao đổi và tạo cảm hứng cho nhân viên
Không chỉ là những trao đổi trong công việc mà bạn nên quan tâm tới cả các vấn đề cá nhân của mỗi người. Điều đó giúp bạn hiểu và gần gũi hơn với nhân viên của mình.
Đồng thời phả luôn khoan dung, giúp đỡ nhân viên của mình khi gặp khó khăn. Đừng chỉ đứng ngoài nhìn, như vậy nhân viên sẽ cảm thấy xa cách và không có cảm hứng làm việc.