Bếp trưởng là 1 trong những người giữ vai trò cao nhất trong gian bếp. Công việc của người bếp trưởng cực kì áp lực và đòi hỏi phải quản lý, xử điều hành mọi công việc, đảm bảo đưa được thức ăn ngon, chất lượng tới khách hàng.
Quản lý hàng hóa trong bếp
Nguồn nguyên liệu đầu vào đối với bất kì nhà bếp nào cũng rất quan trọng. Thực phẩm có tươi ngon, đạt chuẩn thì món ăn mới đạt đến độ hoàn hảo được. Chính vì vậy mà các nhà hàng rất chú trọng việc quản lý hàng hóa, thực phẩm trong bếp.
- Kiểm tra chất lượng thực phẩm được nhập vào
- Kiểm tra chất lượng các loại thực phẩm tồn, các loại gia vị vào cuối ca làm việc để có hướng bảo quản cho phù hợp.
- Quyết định việc hủy thực phẩm không đảm bảo chất lượng
Đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Việc này bao gồm thực hiện giám sát các nhân viên vệ sinh các dụng cụ làm bếp đồng thời chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm cho các món ăn.
Đảm bảo chất lượng món ăn khi đưa tới tay khách hàng
Công việc này bao gồm việc giám sát nhân viên chế biến món ăn đạt chuẩn. Thông thường bếp trưởng sẽ trực tiếp kiểm tra món ăn trước khi chuyển cho nhân viên phục vụ đưa lên cho khách.
Quản lý nhân sự
- Phối hợp với bộ phận nhân sự tuyển dụng, đào tạo nhân viên bếp
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên trong bếp
- Trực tiếp phổ biến các quy định, những thông tin mới của cấp trên để nhân viên được biết.
Điều hành công việc
- Bếp trưởng phải phân công công việc cho từng bộ phận, chức vụ trong gian bếp. Các phụ bếp, bếp chính, bếp phụ phải tuân theo sự sắp xếp của bếp trưởng.
- Giám sát việc thực hiện công việc của các nhân viên có tốt không
Quản lý các loại tài sản máy móc trong bếp
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để kiểm kê các loại tài sản, máy móc, công cụ trong bếp.
- Hướng dẫn, theo dõi việc sử dụng, bảo quản các loại tài sản, máy móc, công cụ trong bếp của nhân viên.
Ngoài những công việc trên, bếp trưởng có phải làm gì nữa không? Tất nhiên là có rồi. Trong nhiều trường hợp, bếp trưởng vẫn cần trực tiếp chế biến món ăn khi cần thiết. Chưa kể, bếp trưởng còn phải gánh vác công việc liên quan tới các khiếu nại của khách hàng. Thông thường sẽ có 1 bộ phận chăm sóc khách hàng riêng. Có thể thấy trách nhiệm của người bếp trưởng là rất lớn. Để làm tốt công việc này không chỉ cần các kiến thức chuyên môn về món ăn, bếp trưởng còn phải có khả năng quản lý và chịu được áp lực công việc.